Ứng dụng kỹ thuật real-time PCR trong việc xác định Ascaris suum ở gan gà gây bệnh thực nghiệm

Tính cấp thiết

Giun đũa lợn phân bố rất rộng rãi trên thế giới. Lợn đóng vai trò là vật chủ chính, tuy nhiên một số động vật khác cũng có thể bị nhiễm ở dạng ấu trùng như gà, bò và chúng đóng vai trò là vật chủ dự trữ. Ngoài ra, giun đũa lợn còn là một trong các tác nhân gây ra hội chứng ấu trùng di chuyển ở người (ascarid LMS). Người bị nhiễm là do nuốt phải trứng giun đũa lợn bị nhiễm vào thức ăn/nước uống hoặc do ăn phải thịt/phủ tạng của các vật chủ dự trữ có chứa ấu trùng.

Thí nghiệm thực nghiệm gây nhiễm giun đũa lợn trên gà và bê đã xác định được sự phân bố của ấu trùng và các biến đổi bệnh lý trên gan ở các động vật này. Ấu trùng giun đũa lợn có thể được tìm thấy từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 ở gan gà, và ngày thứ 5 ở gan bê. Đồng thời các nốt hoại tử màu trắng cũng được quan sát trên bề mặt của gan các động vật này.

Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá sự tạo thành các nốt hoại tử trên bề mặt gan, cũng như vị trí lấy mẫu thích hợp nhằm xác định ADN của ấu trùng giun đũa lợn ở 2 nhóm gà: gà được gây nhiễm một lần với trứng giun đũa lợn – giống mô hình gà bị nhiễm ngẫu nhiên, và gà được gây nhiễm nhiều lần – giống như mô hình gà bị nhiễm ngoài thực địa. Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng ở khía cạnh kiểm soát sát sinh nhằm ngăn ngừa nguy cơ người bị nhiễm ấu trùng giun đũa lợn từ thực phẩm.

Phương pháp nghiên cứu:

  1. Phương pháp thu mẫu giun trưởng thành, phân lập trứng từ giun trưởng thành, nuôi trứng phát triển đến giai đoạn gây nhiễm (trứng chứa ấu tùng L3)
  2. Phương pháp gây nhiễm giun đũa lợn trên gà:

– Nhóm A: gây nhiễm một lần duy nhất, với liều 2000 trứng/gà

– Nhóm B: gây nhiễm nhiều lần (2 lần/tuần trong vòng 6 tuần), với liều 500 trứng/gà

Sau 3, 7, 14 và 28 ngày kể từ lần gây nhiễm cuối cùng, gà được mổ khám, kiểm tra, đếm các nốt hoại tử trên bề mặt gan. Đồng thời lấy 50 mg gan có chứa nốt hoại tử hoặc 500 mg gan trong trường hợp không có nốt hoại tử để kiểm tra sự có mặt của ấu trùng giun đũa lợn.

  1. Phương pháp real-time PCR để xác định sự có mặt của suum trong các loại mẫu khác nhau.
  2. Phương pháp tiêu cơ xác định ấu trùng giun đũa lợn ở gan gà.
  3. Phương pháp bệnh lý xác định ấu trùng trong các nốt hoại tử

Kết quả chính:

Nhóm A: 78.6 % ở các mẫu có chứa nốt hoại tử và 31.3 % mẫu còn lại đã xác định được ADN của giun đũa lợn. Đồng thời kết quả chỉ ra rằng hiệu quả xác định ADN của giun đũa lợn ở mẫu có trọng lượng 50 mg cao hơn hẳn so với mẫu có trọng lượng 500 mg (P <0.05).

Nhóm B: tỷ lệ xác định ADN của giun đũa lợn là 78.9% ở các mẫu có chứa các nốt hoại tử và 100 % ở các mẫu còn lại. Đặc biệt tỷ lệ xác định A. suum ADN vẫn rất cao vào ngày 28. Hiệu quả xác định tương đương nhau ở hai loại mẫu.

Ngoài ra, bằng phương pháp tiêu cơ, ấu trùng chỉ xác định được vào ngày thứ 7 và không tìm thấy ấu trùng trong các nốt hoại tử bằng phương pháp bệnh lý học.

Kết luận:

Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh ưu điểm vượt trội của kỹ thuật real-time PCR so với phương pháp truyền thống (phương pháp tiêu cơ và phương pháp bệnh lý học).

Các nốt hoại tử màu trắng trên bề mặt gan là một dấu hiệu lâm sàng quan trọng chỉ ra sự di hành của ấu trùng giun đũa lợn đến gan gà. Đồng thời đây cũng là vị trí đích để lấy mẫu nhằm xác định định sự có mặt của ADN của giun đũa lợn.

Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng ở khía cạnh kiểm soát sát sinh nhằm ngăn ngừa nguy cơ người bị nhiễm ấu trùng giun đũa lợn từ thực phẩm.

Từ khóaAscaris suum, chicken liver, real-time PCR assay, white spot lesion

Link bài báo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33658451/

Bài báo: Download jvms-83-671 

Bảng 1. Xác định AND của A. suum ở gan gà gây bệnh thực nghiệm

Nguyễn Thị Hoàng Yến a,b, Nariaki Nonaka a,e,
Haruhiko Maruyam a,d, Ayako Yoshida a,c,*

a Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp, trường Đại học Miyazaki, Nhật Bản
b Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
c Trung tâm kiểm soát dịch bệnh động vật (Centre for Animal Disease Control – CADIC), Trường Đại học Miyazaki, Nhật Bản
d Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn Bệnh truyền nhiễm, khoa Y, trường Đại học Miyazaki, Nhật Bản
e Phòng thí nghiệm ký sinh trùng, Bộ môn kiểm soát dịch bệnh, Khoa sau đại học, trường Đại học Hokkaido, Nhật Bản

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *